meeyland app
Meey Land
Sàn giao dịch bất động sản
Tải ứng dụng

Tội phạm công nghệ cao gây thiệt hại hàng nghìn tỷ USD mỗi năm

Thứ bảy, 18/05/2024-06:05
00:00/00:00
Nam miền bắc
Lợi dụng không gian mạng để phạm tội gia tăng cả về phạm vi, quy mô, các đối tượng triệt để lợi dụng công nghệ mới, nhất là AI, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ USD mỗi năm.

Vừa qua, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia đã tổ chức hội thảo với chủ đề: “Phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng”.

Lừa đảo trên mạng gây thiệt hại hàng nghìn tỷ USD mỗi năm

Phát biểu tại Hội thảo, Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, thực tiễn lừa đảo trên không gian mạng thời gian qua diễn biến rất phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho tổ chức, cá nhân, tác động tiêu cực đến phát triển.

Hoạt động lợi dụng không gian mạng tiến hành phạm tội, nổi bật là lừa đảo trực tuyến (chiếm 57% tổng số tội phạm mạng), gia tăng cả về phạm vi, quy mô với thủ đoạn tinh vi; triệt để lợi dụng công nghệ mới, nhất là AI, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ USD mỗi năm. Riêng năm 2023, thiệt hại là 1.026 tỷ USD, tương đương 1,05% GDP toàn cầu.

Hội thảo phòng chống lừa đảo trên không gian mạng
Hội thảo phòng chống lừa đảo trên không gian mạng

Tại Việt Nam, trong năm 2023, các đối tượng tội phạm mạng trong và ngoài nước liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn, triệt để lợi dụng công nghệ mới để tấn cộng, xâm nhập, lừa đảo quy mô lớn, gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, đe dọa cuộc sống bình yên, hạnh phúc của người dân.

Theo thống kê, trên cổng cảnh báo an toàn thông tin ghi nhận, gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390 nghìn tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP; trong đó 91% liên quan lĩnh vực tài chính, tăng 64,78% so với năm 2022, tỷ lệ người dùng nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo trực tuyến là 73%.

Công ty an ninh mạng Singapore Group-IB đã công bố vụ tấn công lừa đảo sử dụng 240 tên miền liên kết giả mạo nhằm mạo danh 27 tổ chức của Việt Nam để thu thập thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng từ năm 2022 đến nay; chợ đen mua bán thông tin thẻ tín dụng Biden Cash đã công khai trực tuyến cơ sở dữ liệu miễn phí gồm trên 2 triệu thẻ ghi nợ và tín dụng…

Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang phát biểu
Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang phát biểu

Trung tướng Nguyễn Minh Chính, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), trong năm 2023, theo thống kê của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, đã phát hiện hơn 3.500 vụ việc, tổng số thiệt hại lên tới hơn 2.487 tỷ đồng.

Các vụ lừa đảo tập trung chủ yếu vào các hình thức: Tuyển dụng cộng tác viên tham gia kinh doanh buôn bán các sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử (chiếm 44,7%); Các mã độc tấn công người dùng Việt, sử dụng mạng xã hội để lừa đảo (chiếm 17,3%); Gọi điện giả danh lực lượng chức năng như công an, viện kiểm sát, tòa án nhân dân, nhân viên ngân hàng… (chiếm 11,6%); giả danh các sàn giao dịch tài chính, chứng khoán (chiếm 13,2%)…

Thủ đoạn chuyên nghiệp, triệt để lợi dụng công nghệ

Theo Trung tướng Nguyễn Minh Chính, các đối tượng lừa đảo, chiếm dụng tài sản trên không gian mạng hoạt động chuyên nghiệp, có tổ chức, có phân công cụ thể, xây dựng kịch bản chi tiết cho từng giai đoạn phạm tội.

Trung tướng Nguyễn Minh Chính, Cục trưởng A05
Trung tướng Nguyễn Minh Chính, Cục trưởng A05

Các đối tượng lừa đảo cũng thường xuyên chia sẻ, cập nhật kịch bản, triệt để lợi dụng khoa học công nghệ, sự sơ hở của các cơ quan chức năng để thực hiện hành vi phạm tội, gây khó khăn trong công tác xác minh điều tra để che giấu thông tin, xóa dấu vết tội phạm.

“Trong khi đó, người thiệt hại thì đa phần thiếu cảnh giác, thiếu kiến thức về bảo mật thông tin. Khi trình báo với cơ quan công an về vụ việc, nạn nhân không biết thông tin về đối tượng, nguyên nhân bị mất tiền trong tài khoản”, ông Chính nêu.

Theo Thượng tướng Lương Tam Quang, các đối tượng phạm tội rất chuyên nghiệp, đối tượng cầm đầu thường là người nước ngoài, trú chân tại địa bàn các nước láng giêng lừa đảo, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ đưa người Việt Nam ra nước ngoài thực hiện hành vi phạm tội.

Phương thức, thủ đoạn phạm tội rất tinh vi, sử dụng công nghệ deepface giả mạo người thân hoặc cơ quan chức năng gọi điện; kêu gọi đầu tư qua các sàn giao dịch ngoại hối, tiền ảo, chứng khoán.

Đa dạng hình thức lừa đảo trên không gian mạng
Đa dạng hình thức lừa đảo trên không gian mạng

Đối tượng mà tội phạm lừa đảo qua mạng hướng tới chủ yếu là nhóm người cao tuổi, sinh viên, người lao động có công việc không ổn định, thu nhập thấp, thậm chí cả trẻ em (những người sử dụng điện thoại thông minh, có điều kiện tham gia môi trường mạng nhưng khả năng nhận diện các dấu hiệu, hành vi lừa đảo còn thấp, dễ bị lợi dụng sự cả tin, lòng tham để thực hiện hành vi lừa đảo).

Công tác phòng chống lừa đảo còn nhiều khó khăn

Cũng theo Bộ Công an, thời gian qua, công tác phòng, chống lừa đảo qua không gian mạng đã đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng. Việc tuyên truyền về phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng được đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú; xóa bỏ sim “rác”, ngăn chặn các giao dịch, dòng tiền liên quan hành vi phạm tội; rà soát, phát hiện các giao dịch đáng ngờ liên quan hoạt động lừa đảo…

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, công tác phòng chống lừa đảo trên không gian mạng còn nhiều khó khăn. Hành lang pháp lý chưa điều chỉnh theo kịp với các vấn đề mới phát sinh, chưa có quy định cụ thể về nhận diện người dùng Internet dẫn đến khó khăn trong quản lý đối tượng trẻ em, trong khi 1/3 người dùng Internet tại Việt Nam là chưa thành niên, phần lớn không có kỹ năng sử dụng mạng an toàn.

Ngoài ra, quy trình xử lý các vụ việc lừa đảo còn tồn tại một số khó khăn, nhất là phối hợp với các tổ chức tín dụng, ngân hàng để truy vết dòng tiền lừa đảo mất nhiều thời gian, hiệu quả thu hồi kém; phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến cũng mất nhiều thời gian và hiệu quả chưa cao…

Việc phòng chống lừa đảo, phạm tội trên không gian mạng còn nhiều khó khăn
Việc phòng chống lừa đảo, phạm tội trên không gian mạng còn nhiều khó khăn

Trong khi đó, nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực an ninh mạng thiếu hụt; vấn đề “sim rác”, mua bán tài khoản ngân hàng tuy đã được tập trung xử lý, song vẫn còn tràn lan khiến hoạt động điều tra tội phạm gặp nhiều khó khăn. Hệ thống cơ sở dữ liệu chia sẻ, kết nối thông tin tội phạm vẫn còn bất cập, chưa xây dựng cơ sở chuyên ngành, dữ liệu chưa được chuẩn hóa, các quy định về kết nối, chia sẻ dữ liệu còn thiếu.

Ông Tô Dũng Thái, Chủ tịch Tập đoàn VNPT cho rằng, cần phải cùng phối hợp, chung tay triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp gồm: định danh/xác thực người dùng và dịch vụ, cung cấp các dịch vụ viễn thông theo định danh, phát triển công cụ bảo vệ chủ động; sử dụng năng lực viễn thông, công nghệ số để tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết về các hình thức lừa đảo, sử dụng không gian mạng an toàn./.

Bùi Trí Lâm
Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chợ online sôi động, chợ truyền thống ế ẩm

Cuộc đua hút vốn của các startup công nghệ bất động sản

Siêu dự án sân golf rộng 500ha sắp triển khai ở Phú Thọ

Phân khúc nào có mức tăng trưởng tốt nhất 2 quý đầu năm

Chung cư chiếm sóng thị trường bất động sản 2024

Cần khuyến khích các ngân hàng thương mại tham gia gói 120.000 tỉ đồng ngoài "Big 4"

Sắp có tiêu chuẩn cho chung cư mini dưới 7 tầng, nhà ở riêng lẻ cho thuê trọ

Giá vàng giữa các ngân hàng lệch nhau tới 5 triệu đồng/lượng: Có đáng quan ngại?

Tin mới cập nhật

Chợ online sôi động, chợ truyền thống ế ẩm

2 giờ trước

Apple bị kiện vì phân biệt, trả lương quá thấp cho lao động nữ

2 giờ trước

Cuộc đua hút vốn của các startup công nghệ bất động sản

10 giờ trước

Phân khúc nào có mức tăng trưởng tốt nhất 2 quý đầu năm

12 giờ trước

Siêu dự án sân golf rộng 500ha sắp triển khai ở Phú Thọ

12 giờ trước